Ngô Công Tiến Anh,ânkỹsưBáchkhoagâyxúcđộngtronglễtốtnghiệtrường giang sinh năm bao nhiêu 23 tuổi, quê Sơn La, ra trường với điểm trung bình 3,69/4, đứng đầu trong số kỹ sư tốt nghiệp trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội hôm 21/10. Nam sinh cũng nằm trong nhóm 7% sinh viên xuất sắc của toàn đại học đợt này.
Tại lễ tốt nghiệp, Tiến Anh đại diện cho tân kỹ sư, cử nhân phát biểu trước hàng nghìn sinh viên và phụ huynh. Video ghi khoảnh khắc đó được đăng tải trên trang Facebook của Bách khoa Hà Nội, thu hút gần hai triệu lượt xem và hàng nghìn chia sẻ, bình luận. Nhiều người xúc động trước những lời tri ân chân thành của Tiến Anh.
"Con xin được cảm ơn bà, mẹ, anh, chị và cả người con yêu. Anh trai, anh cũng là một người con ưu tú của Bách khoa và chính anh đã truyền cảm hứng cho em. Con cũng xin cảm ơn mẹ - người mà chúng con luôn tự hào gọi là người nông dân sở hữu hai bằng kỹ sư. Gia đình là hậu phương vững chắc nhất của con. Có mọi người ở bên và động viên, con chưa bao giờ cảm thấy cô đơn, mà cứ thế yên tâm phấn đấu", Tiến Anh chia sẻ.
Nhắc đến mẹ, chàng trai xúc động, dừng lại vài giây. Sau tràng pháo tay của cả hội trường, Tiến Anh mới có thể tiếp tục tri ân tất cả bậc phụ huynh và thầy cô.
Bố mất khi mới 9 tháng tuổi, mẹ và anh trai luôn là nguồn động lực lớn nhất với Tiến Anh. Anh trai cũng là người truyền cảm hứng để Tiến Anh lựa chọn Bách khoa vào 5 năm trước.
Tiến Anh thi đại học năm 2018. Từng được anh trai hơn 8 tuổi, kỹ sư ngành Cơ khí động lực, đưa đi tham quan một số trường đại học, Tiến Anh ấn tượng với Bách khoa vì "quá rộng". Qua những câu chuyện anh kể, dù chưa có điều kiện tìm hiểu kỹ về ngành nghề, Tiến Anh quyết định đặt nhiều nguyện vọng vào Bách khoa.
Đạt 24 điểm tổ hợp Toán, Lý, Hóa, nam sinh đỗ vào ngành Kỹ thuật cơ điện tử. Ngay khi trúng tuyển, chàng trai đặt mục tiêu phải tốt nghiệp loại giỏi, để mẹ có "hai bằng kỹ sư".
"Mẹ làm nông nuôi hai anh em ăn học. Anh mình đã học đại học trong giai đoạn rất khó khăn, phải tự trang trải nhiều thứ để đỡ đần mẹ nhưng vẫn học tốt", Tiến Anh chia sẻ động cơ cố gắng của mình.
Vào giảng đường, Tiến Anh "sốc" bởi nhiều thứ. Trong đó, nhiều môn học rất nặng. Chàng trai vẫn nhớ khi học Toán cao cấp, một số kiến thức thầy cô nhắc đến mà mình không biết nhưng các bạn giơ tay phát biểu rào rào. Hay như môn Giải tích, kiến thức nhiều đến mức "thầy viết kín các tấm bảng xong xóa đi viết lại vài lần mới hết". Một buổi học kéo dài từ 6h45 đến trưa với 3 tiết Giải tích cùng 3 tiết Đại số khiến Tiến Anh bị ngợp. Nam sinh cũng có nhiều tâm trạng khi lần đầu sống xa mẹ, còn anh trai làm việc ở Nhật Bản. Vì thế, Tiến Anh không đạt loại giỏi ở kỳ đầu như mục tiêu đặt ra.
Với sự chỉ bảo từ xa của anh trai, Tiến Anh sau đó đưa ra mục tiêu học tập ngắn hạn, dài hạn và lên kế hoạch để đạt được. Nam sinh không so sánh với bạn bè xung quanh như trước, chỉ tập trung đào sâu kiến thức theo định hướng của thầy cô.
Vào học kỳ II của năm thứ hai, Tiến Anh lần đầu được học bổng khuyến khích học tập loại giỏi của trường. Từ đó trở đi, nam sinh giành học bổng xuất sắc ở tất cả kỳ học, không phải xin tiền mẹ đóng học phí. Tiến Anh cũng đi làm thêm một số công việc như nhặt bóng tennis để có tiền trang trải ăn học.
Từ năm thứ ba, Tiến Anh tham gia nghiên cứu khoa học tại phòng thí nghiệm và thực tập tại một doanh nghiệp trong lĩnh vực Robotics. Thu nhập từ việc đi làm chỉ hai triệu đồng một tháng nhưng với Tiến Anh đây là cách để học hỏi thêm về chuyên môn.
"Học, làm việc và nghiên cứu đều xoay quanh Robotics nên bổ trợ rất tốt cho nhau", Tiến Anh nói.
Đến cuối năm thứ năm, Tiến Anh đã dự đoán điểm của mình thuộc top đầu. Chàng trai nhiều lần nghĩ đến việc đại diện sinh viên phát biểu trong lễ tốt nghiệp. Vì thế, khi một giảng viên hỏi "Có sẵn sàng không", Tiến Anh nhận lấy cơ hội ngay.
Nam sinh chuẩn bị bài phát biểu trong một tuần. Sau khi được cô giáo góp ý, nội dung được cắt đi gần một nửa để gãy gọn hơn, trong khoảng 6 phút.
"Lúc phát biểu, mình rất xúc động. Mẹ ngồi hàng đầu cầm điện thoại ghi lại khoảnh khắc đó. Không biết mẹ có nghe rõ mình nói gì không nhưng khi về nhà mẹ đã xem lại rất nhiều lần", Tiến Anh kể. Tân kỹ sư cũng không nghĩ video gây chú ý đến vậy.
Bà Ngô Thị Hạnh, mẹ của Tiến Anh, nói đã khóc khi nghe con trai phát biểu và tự hào vì được con phong làm "người nông dân sở hữu hai bằng kỹ sư".
"Tiến Anh xưa rất còi, từng suýt đúp lớp 1 vì hay bỏ học do nhớ mẹ. Tôi thì bận làm chè rồi làm may, không thể theo sát con. Dưới sự kèm cặp của anh trai, con đã nỗ lực học tập. Đến giờ, tôi hoàn toàn yên tâm và tin tưởng con", bà Hạnh nói.
Hiện Tiến Anh làm việc tại công ty phần mềm FPT. Dù Robotics vẫn là niềm đam mê nhưng Tiến Anh cho rằng lĩnh vực này khá hẹp. Chàng trai Sơn La muốn mở rộng kiến thức để có thêm hướng phát triển trong tương lai.
"Lĩnh vực mới nhiều thử thách và mình rất có cảm hứng để chinh phục", Tiến Anh nói, hy vọng chứng tỏ được năng lực, tương tự như 5 năm học tập tại Đại học Bách khoa Hà Nội.